Tư thế gần gũi an toàn khi mang thai
Một số người cho rằng khi mang thai mà vợ chồng gần gũi sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này chỉ đúng với những trường hợp bà bầu có nguy cơ sinh non, đang bị ra huyết vùng kín chưa rõ nguyên nhân, bị rỉ ối, có tiền sử sẩy thai…. Còn với những mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh thì việc gần gũi không những không có hại mà còn giúp tăng cường máu lưu thông tới thai nhi, giúp cơ chậu khỏe mạnh, ngừa chứng tiền sản giật, giúp bà bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn, giải tỏa nhu cầu sinh lý, tăng khả năng miễn dịch… Nhưng làm thế nào để gần gũi không gây áp lực cho thai nhi, an toàn cho mẹ mà vẫn giúp cả hai thoải mái, dễ dàng đạt cảm xúc thăng hoa? Dưới đây là một số gợi ý để các cặp đôi lựa chọn tư thế gần gũi an toàn nhất khi mang thai
1. Gần gũi bằng tư thế úp thìa
- Cách tiến hành: bà bầu nằm nghiêng dáng chữ "C" thật thoải mái, người chồng nằm ôm phía sau và từ từ tiếp cận nhẹ nhàng.
- Thời điểm: Suốt thai kỳ.
- Ưu điểm: tư thế này không hề gây áp lực lên vùng bụng của mẹ bầu.
2. Gần gũi bằng tư thế Mặt đối mặt
- Cách tiến hành: Hai người nằm nghiêng, quay mặt vào nhau, người chồng nằm thấp hơn một chút. Vợ có thể gác chân lên người chồng cho thoải mái.
- Thời điểm: 6 tháng đầu thai kỳ.
- Ưu điểm: Tránh được áp lực lên vùng bụng.
3. Gần gũi bằng tư thế góc vuông
- Cách tiến hành: mẹ bầu nằm ngửa gần mép giường, chân buông thõng xuống. Người chồng quỳ hoặc cúi, tay chống vào điểm chắc chắn rồi tiếp cận nhẹ nhàng.
- Thời điểm: Suốt thai kỳ.
- Ưu điểm: Không tác động đến bụng bầu.
4. Gần gũi bằng tư thế từ phía sau
- Cách tiến hành: mẹ bầu quỳ trên giường, tay chống xuống đệm, người chồng ôm nhẹ và tiếp cận từ phía sau một cách êm ái.
- Thời điểm: Suốt thai kỳ.
- Ưu điểm: Tránh áp lực lên vùng bụng bầu.
5. Gần gũi bằng tư thế cưỡi ngựa
- Cách tiến hành: người chồng nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, tay đỡ hông vợ. Mẹ bầu ngồi phía trên, có thể ngồi đối diện hoặc quay lưng lại rồi từ từ điều chỉnh theo ý mình.
- Thời điểm: 3 tháng đầu thai kỳ.
- Ưu điểm: Người vợ dễ dàng kiểm soát mức độ, cường độ và sự tiếp xúc, không gây áp lực đến vùng bụng.
Một số lưu ý khi hai vợ chồng gần gũi trong thời gian vợ mang bầu:
- Nên gần gũi khi người vợ thật sự mong muốn và cảm thấy dễ chịu.
- Tránh thực hiện quá mạnh hoặc quá sâu.
- Nên dùng bao cao su hoặc lựa chọn giải pháp không tiếp xúc trực tiếp trong thời điểm này.
- Không nên kích thích các khu vực nhạy cảm quá mức vì dễ gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu trong quá trình gần gũi cảm thấy đau bụng hoặc có biểu hiện lạ, cần dừng lại ngay và theo dõi cơ thể. Nên đến bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường.
- Tránh áp dụng những tư thế đè hoặc tạo áp lực lên vùng bụng.
Trên đây là những tư thế được đánh giá là nhẹ nhàng và phù hợp cho mẹ bầu. Tùy theo từng giai đoạn, bạn có thể lựa chọn tư thế sao cho an toàn và thoải mái nhất cho cả hai. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe đẹp và cuốn hút nhé.
Xem Thêm Tin Tức Về Tình Yêu - Giới Tính